Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Bệnh giang mai ở phụ nữ - nguyên nhân,triệu chứng

Ngày nay tỉ lệ nữ giới mắc các bệnh xã hội trong đó có bệnh giang mai ở phụ nữ đang ngày càng tăng cao và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Bệnh nếu không được chữa trị có thể gây tổn thương lên toàn bộ các cơ quan của cơ thể như viêm loét cơ quan sinh dục, phát ban, nổi hạch, ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, hệ thần kinh thậm chí là ung thư.

Thực tế giang mai có thể xuất hện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, do cấu tạo cơ quan sinh nữ ở dạng mở và khá ẩm ướt nên xoắn khuẩn giang mai dễ xâm nhập và gây bệnh hơn ở nam giới


1. Bệnh giang mai ở phụ nữ là gì?


Bệnh giang mai ở nữ giới là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponama pallidium gây ra. Tuy nhiên, bệnh giang mai cũng có thể là bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con.

2. Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nữ giới


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh giang mai ở phụ nữ, nhưng chủ yếu vẫn là những yếu tố sau:

- Lây truyền qua đường tình dục: có hơn 95% trường hợp phụ nữ mắc bệnh giang mai là do quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh. Nguy cơ mắc bệnh giang mai sẽ cao hơn ở những người phụ nữ có quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ với nhiều người...

- Lây truyền gián tiếp: xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể của chị em thông qua các vết thương hở hoặc sử dụng chung với các vật dụng, đồ dùng vệ sinh cá nhân với người mắc bệnh.

- Lây truyền từ mẹ sang con: phụ nữ mang thai có thể truyền xoắn khuẩn sang con thông qua nhau thai và tĩnh mạch ở rốn. Do đó, phụ nữ thường có hiện tượng bị viêm tử cung hoặc sảy thai bắt đầu từ tháng thứ 4.

3. Triệu chứng của bệnh giang mai ở phụ nữ là gì?


Bệnh giang mai ở phụ nữ có nhiều diễn biến phức tạp và chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc trưng riêng.

Giai đoạn 1: Sau giai đoạn ủ bệnh

- Xuất hiện săng giang mai: là những vệt tròn màu đỏ hình bầu dục phát triển ở bộ phận sinh dục như: âm đạo, môi lớn, môi bé và tử cung.

- Những tổn thương này không đau, không ngứa nhưng bề mặt lại xuất hiện huyết thanh, bên trong có chứa một số lượng lớn xoắn khuẩn giang mai nên rất dễ lây nhiễm sang người khác.

- Hai bên bẹn xuất hiện những chùm hạch nhỏ.

Săng giang mai chỉ tồn tại từ 6 – 8 tuần, chúng sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Lúc này, xoắn khuẩn sẽ thâm nhập vào máu và tiếp tục phát triển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Kéo dài từ 3 – 6 tuần sau khi giai đoạn 1 kết thúc.

Bên mạn sườn, bụng, tay bắt đầu xuất hiện các nốt ban màu hồng, không ngứa, không đau, không tróc vảy nhưng khi dùng tay ấn vào sẽ biến mất.

Ngoài ra, người bệnh còn có thêm các mảng sần, nốt bỏng nước kèm theo các vết loét ở da và niêm mạc. Đây cũng là thời điểm của những triệu chứng toàn thân như: sốt, chán ăn, sút cân...xuất hiện.

Giai đoạn tiềm ẩn

Các triệu chứng ngoài da biến mất, nhưng không có nghĩa là bạn đã thoát khỏi giang mai. Bởi đây chỉ là giai đoạn chuẩn bị cho đợt tấn công tiếp theo của xoắn khuẩn.

Giai đoạn 3:

Khi đủ số lượng, các triệu chứng của bệnh giang mai bắt đầu bùng phát. Bên ngoài ra, sẽ hình thành các gôm, củ giang mai, sau khi chảy mủ sẽ đóng vảy và thường để lại sẹo rất khó lành. Bên trong: các tổ chức tế bào da thịt và phủ tạng bị tổn thương đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Khi xoắn khuẩn giang mai tấn công lên trung khu thần kinh sẽ gây rối loạn ý thức, đột quỵ, thậm chí là ảo giác.

4. Bệnh giang mai ở phụ nữ khi mang thai


Thai nhi có thể bị tử vong hoặc bị giang mai bẩm sinh nếu người mẹ mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai. Sự lây truyền này sẽ không sảy ra trong 3 tháng đầu tiên của thai nghén mà bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi.

Triệu chứng đặc trưng nhất ở thời kỳ này là loét giang mai ở môi bé, có kích thước to hơn bình thường. Ngoài ra, các triệu chứng khác thường không rõ rệt, nên rất khó chuẩn đoán. Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn nhiều hay ít mà thai nhi có những biểu hiện khác nhau:

- Tổn thương nặng: nếu bị nhiễm ồ át, người mẹ có thể bị sảy thai ngay từ tháng thứ 5, thứ 6, hoặc thai nhi bị chết lưu.

- Mức độ tổn thương trung bình: thai nhi có thể sinh ra đủ tháng nhưng chết ngay hoặc chết lưu trong bụng mẹ.

- Mức độ tổn thương nhẹ: trẻ bị giang mai bẩm sinh. Nếu bệnh phát triển sớm thì chỉ vài ngày hoặc sau từ 6 – 8 tuần  thấy xuất hiện tổn thương giang  ở giai đoạn 2 như: có bọng nước ở lòng bàn chân, bàn tay, viêm xương sụn, đau các đầu chi, nứt mép... Nhưng các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện muộn hơn lúc trẻ 3 – 4 tuổi hoặc từ 5 – 6 tuổi.

Kết luận: Như vậy, bệnh giang mai ở phụ nữ rất nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả bệnh giang mai ở nam giới. Vì vậy, khi thấy cơ thể có dấu hiệu của bệnh giang mai, chị em cần đến ngay các trung tâm, cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Bệnh càng được phát hiện càng sớm, khả năng chữa khỏi bệnh càng cao, tổn thương càng ít.

0 Comment to "Bệnh giang mai ở phụ nữ - nguyên nhân,triệu chứng"

Đăng nhận xét