Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

Bệnh giang mai ở phụ nữ - nguyên nhân,triệu chứng

Ngày nay tỉ lệ nữ giới mắc các bệnh xã hội trong đó có bệnh giang mai ở phụ nữ đang ngày càng tăng cao và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Bệnh nếu không được chữa trị có thể gây tổn thương lên toàn bộ các cơ quan của cơ thể như viêm loét cơ quan sinh dục, phát ban, nổi hạch, ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, hệ thần kinh thậm chí là ung thư.

Thực tế giang mai có thể xuất hện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, do cấu tạo cơ quan sinh nữ ở dạng mở và khá ẩm ướt nên xoắn khuẩn giang mai dễ xâm nhập và gây bệnh hơn ở nam giới


1. Bệnh giang mai ở phụ nữ là gì?


Bệnh giang mai ở nữ giới là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponama pallidium gây ra. Tuy nhiên, bệnh giang mai cũng có thể là bẩm sinh do truyền từ mẹ sang con.

2. Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nữ giới


Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh giang mai ở phụ nữ, nhưng chủ yếu vẫn là những yếu tố sau:

- Lây truyền qua đường tình dục: có hơn 95% trường hợp phụ nữ mắc bệnh giang mai là do quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh. Nguy cơ mắc bệnh giang mai sẽ cao hơn ở những người phụ nữ có quan hệ tình dục không lành mạnh, quan hệ với nhiều người...

- Lây truyền gián tiếp: xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể của chị em thông qua các vết thương hở hoặc sử dụng chung với các vật dụng, đồ dùng vệ sinh cá nhân với người mắc bệnh.

- Lây truyền từ mẹ sang con: phụ nữ mang thai có thể truyền xoắn khuẩn sang con thông qua nhau thai và tĩnh mạch ở rốn. Do đó, phụ nữ thường có hiện tượng bị viêm tử cung hoặc sảy thai bắt đầu từ tháng thứ 4.

3. Triệu chứng của bệnh giang mai ở phụ nữ là gì?


Bệnh giang mai ở phụ nữ có nhiều diễn biến phức tạp và chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc trưng riêng.

Giai đoạn 1: Sau giai đoạn ủ bệnh

- Xuất hiện săng giang mai: là những vệt tròn màu đỏ hình bầu dục phát triển ở bộ phận sinh dục như: âm đạo, môi lớn, môi bé và tử cung.

- Những tổn thương này không đau, không ngứa nhưng bề mặt lại xuất hiện huyết thanh, bên trong có chứa một số lượng lớn xoắn khuẩn giang mai nên rất dễ lây nhiễm sang người khác.

- Hai bên bẹn xuất hiện những chùm hạch nhỏ.

Săng giang mai chỉ tồn tại từ 6 – 8 tuần, chúng sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Lúc này, xoắn khuẩn sẽ thâm nhập vào máu và tiếp tục phát triển sang giai đoạn 2.

Giai đoạn 2: Kéo dài từ 3 – 6 tuần sau khi giai đoạn 1 kết thúc.

Bên mạn sườn, bụng, tay bắt đầu xuất hiện các nốt ban màu hồng, không ngứa, không đau, không tróc vảy nhưng khi dùng tay ấn vào sẽ biến mất.

Ngoài ra, người bệnh còn có thêm các mảng sần, nốt bỏng nước kèm theo các vết loét ở da và niêm mạc. Đây cũng là thời điểm của những triệu chứng toàn thân như: sốt, chán ăn, sút cân...xuất hiện.

Giai đoạn tiềm ẩn

Các triệu chứng ngoài da biến mất, nhưng không có nghĩa là bạn đã thoát khỏi giang mai. Bởi đây chỉ là giai đoạn chuẩn bị cho đợt tấn công tiếp theo của xoắn khuẩn.

Giai đoạn 3:

Khi đủ số lượng, các triệu chứng của bệnh giang mai bắt đầu bùng phát. Bên ngoài ra, sẽ hình thành các gôm, củ giang mai, sau khi chảy mủ sẽ đóng vảy và thường để lại sẹo rất khó lành. Bên trong: các tổ chức tế bào da thịt và phủ tạng bị tổn thương đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Khi xoắn khuẩn giang mai tấn công lên trung khu thần kinh sẽ gây rối loạn ý thức, đột quỵ, thậm chí là ảo giác.

4. Bệnh giang mai ở phụ nữ khi mang thai


Thai nhi có thể bị tử vong hoặc bị giang mai bẩm sinh nếu người mẹ mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai. Sự lây truyền này sẽ không sảy ra trong 3 tháng đầu tiên của thai nghén mà bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi.

Triệu chứng đặc trưng nhất ở thời kỳ này là loét giang mai ở môi bé, có kích thước to hơn bình thường. Ngoài ra, các triệu chứng khác thường không rõ rệt, nên rất khó chuẩn đoán. Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn nhiều hay ít mà thai nhi có những biểu hiện khác nhau:

- Tổn thương nặng: nếu bị nhiễm ồ át, người mẹ có thể bị sảy thai ngay từ tháng thứ 5, thứ 6, hoặc thai nhi bị chết lưu.

- Mức độ tổn thương trung bình: thai nhi có thể sinh ra đủ tháng nhưng chết ngay hoặc chết lưu trong bụng mẹ.

- Mức độ tổn thương nhẹ: trẻ bị giang mai bẩm sinh. Nếu bệnh phát triển sớm thì chỉ vài ngày hoặc sau từ 6 – 8 tuần  thấy xuất hiện tổn thương giang  ở giai đoạn 2 như: có bọng nước ở lòng bàn chân, bàn tay, viêm xương sụn, đau các đầu chi, nứt mép... Nhưng các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện muộn hơn lúc trẻ 3 – 4 tuổi hoặc từ 5 – 6 tuổi.

Kết luận: Như vậy, bệnh giang mai ở phụ nữ rất nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả bệnh giang mai ở nam giới. Vì vậy, khi thấy cơ thể có dấu hiệu của bệnh giang mai, chị em cần đến ngay các trung tâm, cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Bệnh càng được phát hiện càng sớm, khả năng chữa khỏi bệnh càng cao, tổn thương càng ít.

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2015

Dấu hiệu bệnh trĩ ở nữ giới và nam giới

Bệnh trĩ được hiểu đơn giản là sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch thuộc vùng hậu môn trực tràng, các tĩnh mạch ở hậu môn bị sưng phồng hình thành nên trĩ. Tại Việt Nam trĩ là căn bệnh rất phổ biến, đặc biệt là nam giới mắc bệnh trĩ chiếm khoảng từ 20-40% tổng số dân.

Bệnh trĩ bao gồm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Mỗi loại bệnh trĩ này sẽ có những đặc điểm nhận biết khác nhau tùy vào mức độ tổn thương và sự phát triển của búi trĩ.


Dấu hiệu bệnh trĩ


- Dấu hiệu bị bệnh trĩ đầu tiên phải kể tới đó là hiện tượng chảy máu mỗi lần đi đại tiện. Ban đầu, máu thường chảy ra rất ít và kín đáo, bệnh nhân chỉ có thể phát hiện ra những vệt máu rất nhạt trên giấy vệ sinh. Lâu dần, khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh phải rặn nhiều, máu chảy nhiều hơn, thành tia hoặc nhỏ giọt khiến sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng rất nhiều.

- Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ tiếp theo đó là hiện tượng sa trĩ: Đây cũng là dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp. Tùy thuộc vào các mức độ sa của búi trĩ mà các dấu hiệu của bệnh trĩ sẽ được biểu hiện ra ngoài khác nhau. Nếu bệnh nhân trĩ mới bị trĩ cấp độ 1 hoặc 2 thì không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu trĩ đã ở độ 3 thì người bệnh sẽ gặp khó khăn rất nhiều khi đi đại tiện, kèm theo đó sẽ là cảm giác đau rát ở hậu môn khi đi đại tiện hoặc ngay cả khi làm việc nặng nhọc hay đứng, ngồi quá lâu

- Ngoài ra, người bị bệnh trĩ còn kèm theo những dấu hiệu của bệnh trĩ khác như: tắc mạch, sa ngẹt búi trĩ, nứt kẽ hậu môn thậm chí là kèm theo cả apxe hậu môn hay apxe hố chậu - trực tràng. Không những thế, với những trường hợp bệnh nhân bị trĩ nặng, tình trạng chảy dịch nhầy ở hậu môn sẽ xảy ra thường xuyên hơn gây ra tình trạng ngứa và viêm vùng quanh hậu môn.

Theo các chuyên gia về hậu môn trực tràng tại các phòng khám uy tín trên địa bàn Hà Nội nhận định: Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nhưng bệnh càng nặng thì thời gian điều trị bệnh càng lâu mà khả năng trị khỏi bệnh càng thấp. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ là bị bệnh trĩ, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và có biện pháp chữa trĩ bệnh kịp thời.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ như thế nào?

Hiện nay thực trạng nạo phá thai ở Việt Nam đang ở mức báo động, đặc biệt là ở một bộ phận thanh thiếu niên trẻ. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đáng buồn này là do thiếu những kiến thức cơ bản về giới tính trong đó có chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Sau đây các chuyên gia phòng khám phụ khoa Thái Hà sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ và những ảnh hưởng của nó đến khả năng thụ thai.


1. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ



Chu kỳ kinh nguyệt (vòng kinh nguyệt của phụ nữ) là hiện tượng sinh lý được lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định dưới sự điều khiển của hooc môn sinh dục.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ thường kéo dài từ  28 – 31 ngày, lượng máu kinh mất đi 60 – 80ml, ngày hành kinh 3 – 5 ngày, ngày bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt được quy ước là ngày đầu tiên có máu kinh. Tuy nhiên, thời gian của chu kỳ kinh nguyệt vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào phụ nữ đang ở giai đoạn nào của của quá trình sinh sản.

2. Chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai



Theo các chuyên gia phụ khoa, chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ và khả năng thụ thai là hai người bạn song hành cùng nhau. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ổn định thì khả năng có con và tránh thai an toàn đều dễ thực hiện. Ngược lại, chu kỳ kinh nguyệt bất ổn sẽ đồng nghĩa với khả năng thụ thai thấp, nếu mong muốn có em bé thì cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và tìm ra hướng giải quyết.

Để giúp phụ nữ tính toán được thời điểm nào trứng dễ thụ tinh nhất và thời điểm nào khó sảy ra. Chúng tôi xin đưa ra 3 giai đoạn cùng 3 mức độ thụ thai khác nhau ở phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định (28 ngày).

- Giai đoạn 1: Là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt mới và cũng là ngày hành kinh đầu tiên (thường kéo dài từ 1 – 7 ngày). Đây là thời điểm tương đối an toàn, tuy nhiên nếu phụ nữ có quan hệ trong những ngày này thì khả năng mang thai vẫn có thể sảy ra.

- Giai đoạn 2: Từ ngày thứ 8 – ngày 18 của chu kỳ kinh nguyệt. Là giai đoạn rụng trứng – cực kỳ nguy hiểm, quan hệ tình dục trong những ngày này sẽ rất dễ mang thai. Nếu không muốn có con thì bạn nên sử dụng các biệp pháp tránh thai an toàn như dùng bao cao su hoặc thuốc tránh thai.

- Giai đoạn 3: Từ ngày thứ 18 – 28 của chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ là khoảng thời gian an toàn tuyệt đối,  khả năng thụ thai thấp. Nghĩa là nếu quan hệ tình dục trong những ngày này bạn rất khó mang thai.

3. Những yếu tố nào tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ



- Yếu tố tâm lý: Chu kỳ kinh nguyệt có thể biến động hoặc gián đoạn nếu chị em bị áp lực căng thẳng  tâm lý trong một thời gian dài hay mắc các bệnh có liên quan đến hệ thần kinh.

- Di truyền: Nhiều chị em được thừa hưởng những đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt từ thế hệ trước về: số ngày hành kinh, lượng máu kinh...

- Nội tiết: Những biến động, sự mất cân bằng của nội tiết tố dù nhiều hay ít cũng đều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do những thói quen không lành mạnh cùng sự chủ quan của chị em phụ nữ gây ra như: thức khuya, béo phì, sử dụng thuốc tránh thai có nồng độ estrogen cao, thay đổi trọng lượng cơ thể đột ngột...

- Độ tuổi: Đây là lý do giải thích vì sao chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ lại thay đổi cả về số lượng, màu sắc sắc và số ngày hành kinh. Ở những bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt thường bất ổn và phải mất từ 2 – 3 năm để đi vào quy luật. Khi phụ nữ đến tuổi trưởng thành, cơ quan sinh sản gần như đã hoàn thiện, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn và ổn định hơn. Đến tuổi mãn kinh, chức năng buồng trứng có dấu hiệu bị suy thoái, chị em sẽ cảm nhận rõ hơn về sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt.

Lời khuyên của bác sĩ: Để có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định thì yếu tố quan trọng nhất cần phải có ở người phụ nữ là một tinh thần lạc quan và một cơ thể khỏe mạnh. Để thực hiện được điều đó, chúng tôi khuyên bạn nên xây dựng cho mình một lối sinh hoạt lành mạnh, khoa học, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, nữ giới trong độ tuổi sinh sản nên đi khám phụ khoa 6 tháng/1 lần để có thể đảm bảo sức khỏe sinh sản của mình luôn tốt. Vậy khám phụ khoa ở đâu tốt nhất chị em có thể tìm hiểu thêm tại đây.


Thứ Năm, 5 tháng 11, 2015

Biểu hiện của viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị có thể gây vô sinh, ung thư cổ tử cung. Vậy biểu hiện của viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì? mời chị em tham khảo qua bài viết sau đây.


1. Biểu hiện của viên lộ tuyến cổ tử cung


Khí hư bất thường

Có lẽ dấu hiệu viêm lộ tuyến cổ tử cung đặc trưng nhất là khí hư ra nhiều và nhớt. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, nguyên nhân gây bệnh khác nhau nên khí hư có thể có màu trắng đục, mùi hôi hoặc có màu xanh loãng và có bọt khí...Bên cạnh đó, âm đạo có thể bị sưng, ngứa do sự kích thích của dịch viêm.

Chảy máu khi giao hợp

Xuất huyết âm đạo khi giao hợp cũng là một triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung thường gặp. Vì cổ tử cung đã bị tổn thương sẵn, nên khi có giao hợp mạnh với “cậu nhỏ” sẽ bị chảy máu nhưng không gây đau.

Triệu chứng đau

Triệu chứng đau do viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ra rất đa dạng như: đau vùng eo, đau vùng xương chậu và đau thống kinh. Cơn đau sẽ dữ dội hơn khi viêm nhiễm lan rộng sang các cơ quan lân cận và dây chằng, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

Đau rát khi đi tiểu

Triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể lan rộng sang ba góc của bàng quang, dẫn đến tiểu rát, đau rát khi tiểu, thậm chí viêm nhiễm có thể lan sang đường tiết niệu.

2. Khi bị viêm lộ tuyến cổ tử cung thì phải làm sao?



Khi thấy cơ thể có các triệu chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung, phụ nữ cần đi khám nội khoa và xét nghiệm PAP để kiểm tra sự bất thường của các tế bào cổ tử cung.

Thông thường, bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc chống viêm tại chỗ để trị viêm lộ tuyến. Một vài trường hợp cần kết hợp với thuốc uống nếu bị viêm nhiễm nặng hoặc viêm nhiễm do lây truyền các bệnh tình dục.

Bạn có thể hi vọng bệnh tự khỏi nếu viêm lộ tuyến nhỏ hơn 0,5 cm. Nhưng nếu viêm lộ tuyến đã lan rộng hơn 0.5 cm thì cần phải dùng các biệp pháp can thiệp mạnh hơn như đốt điện, áp lạnh, đốt laze.... Tuy nhiên các biện pháp này thường để lại sẹo ở cổ tử cung, làm cản trở quá trình xâm nhập của tinh trùng hoặc làm rách, nứt cổ tử cung khi chuyển dạ. Do đó, chị em cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành thủ thuật.

Hiện nay, phòng khám phụ khoa Thái Hà đang áp dụng kỹ thuật dao LEEP – phương pháp chữa viêm lộ tuyến an toàn, hiệu quả nhất hiện nay. Với nhiều ưu điểm vượt trội như: không đau, thủ thuật được tiến hành nhanh chóng, chính xác, không để lại sẹo, ít chảy máu...đã và đang mở ra nhiều hi vọng cho những chị em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung mãn tính.


3. Viêm lộ tuyến cổ tử cung nên ăn gì?


Để hỗ trợ quá trình điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, ngoài tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, thì chế độ dinh dưỡng cùng quan trọng không kém. Theo đó, có một số loại thực phẩm có khả năng kháng viêm, giúp chữa lành vết thương được các chuyên gia khuyên dùng như:

   - : trong thành phần của các loại cá thu, cá ngừ, cá hồi chứa rất nhiều axit béo omega – 3 giúp làm giảm viêm nhiễm. Các nhà dinh dưỡng cũng khuyến cáo, chị em nên ăn vài bữa cá trong 1 tuần và nên chế biến theo hướng có lợi cho sức khỏe.

   - Sữa chua: sữa chua là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, giúp nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa viêm nhiễm.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một trong nhiều nguy cơ gây vô sinh ở nữ giới. Do đó, việc nhận biết được các biểu hiện của viêm lộ tuyến cổ tử cung là rất quan trọng. Bởi nó sẽ là những kiến thức bổ ích giúp bạn bảo vệ được sức khỏe sinh sản trước nguy cơ bệnh tật.