1. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
Chu kỳ kinh nguyệt (vòng kinh nguyệt của phụ nữ) là hiện tượng sinh lý được lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định dưới sự điều khiển của hooc môn sinh dục.
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ thường kéo dài từ 28 – 31 ngày, lượng máu kinh mất đi 60 – 80ml, ngày hành kinh 3 – 5 ngày, ngày bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt được quy ước là ngày đầu tiên có máu kinh. Tuy nhiên, thời gian của chu kỳ kinh nguyệt vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào phụ nữ đang ở giai đoạn nào của của quá trình sinh sản.
2. Chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ ảnh hưởng đến khả năng thụ thai
Theo các chuyên gia phụ khoa, chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ và khả năng thụ thai là hai người bạn song hành cùng nhau. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ổn định thì khả năng có con và tránh thai an toàn đều dễ thực hiện. Ngược lại, chu kỳ kinh nguyệt bất ổn sẽ đồng nghĩa với khả năng thụ thai thấp, nếu mong muốn có em bé thì cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và tìm ra hướng giải quyết.
Để giúp phụ nữ tính toán được thời điểm nào trứng dễ thụ tinh nhất và thời điểm nào khó sảy ra. Chúng tôi xin đưa ra 3 giai đoạn cùng 3 mức độ thụ thai khác nhau ở phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định (28 ngày).
- Giai đoạn 1: Là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt mới và cũng là ngày hành kinh đầu tiên (thường kéo dài từ 1 – 7 ngày). Đây là thời điểm tương đối an toàn, tuy nhiên nếu phụ nữ có quan hệ trong những ngày này thì khả năng mang thai vẫn có thể sảy ra.
- Giai đoạn 2: Từ ngày thứ 8 – ngày 18 của chu kỳ kinh nguyệt. Là giai đoạn rụng trứng – cực kỳ nguy hiểm, quan hệ tình dục trong những ngày này sẽ rất dễ mang thai. Nếu không muốn có con thì bạn nên sử dụng các biệp pháp tránh thai an toàn như dùng bao cao su hoặc thuốc tránh thai.
- Giai đoạn 3: Từ ngày thứ 18 – 28 của chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ là khoảng thời gian an toàn tuyệt đối, khả năng thụ thai thấp. Nghĩa là nếu quan hệ tình dục trong những ngày này bạn rất khó mang thai.
3. Những yếu tố nào tác động đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
- Yếu tố tâm lý: Chu kỳ kinh nguyệt có thể biến động hoặc gián đoạn nếu chị em bị áp lực căng thẳng tâm lý trong một thời gian dài hay mắc các bệnh có liên quan đến hệ thần kinh.
- Di truyền: Nhiều chị em được thừa hưởng những đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt từ thế hệ trước về: số ngày hành kinh, lượng máu kinh...
- Nội tiết: Những biến động, sự mất cân bằng của nội tiết tố dù nhiều hay ít cũng đều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do những thói quen không lành mạnh cùng sự chủ quan của chị em phụ nữ gây ra như: thức khuya, béo phì, sử dụng thuốc tránh thai có nồng độ estrogen cao, thay đổi trọng lượng cơ thể đột ngột...
- Độ tuổi: Đây là lý do giải thích vì sao chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ lại thay đổi cả về số lượng, màu sắc sắc và số ngày hành kinh. Ở những bạn gái đang trong độ tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt thường bất ổn và phải mất từ 2 – 3 năm để đi vào quy luật. Khi phụ nữ đến tuổi trưởng thành, cơ quan sinh sản gần như đã hoàn thiện, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn và ổn định hơn. Đến tuổi mãn kinh, chức năng buồng trứng có dấu hiệu bị suy thoái, chị em sẽ cảm nhận rõ hơn về sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt.
Lời khuyên của bác sĩ: Để có một chu kỳ kinh nguyệt ổn định thì yếu tố quan trọng nhất cần phải có ở người phụ nữ là một tinh thần lạc quan và một cơ thể khỏe mạnh. Để thực hiện được điều đó, chúng tôi khuyên bạn nên xây dựng cho mình một lối sinh hoạt lành mạnh, khoa học, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, nữ giới trong độ tuổi sinh sản nên đi khám phụ khoa 6 tháng/1 lần để có thể đảm bảo sức khỏe sinh sản của mình luôn tốt. Vậy khám phụ khoa ở đâu tốt nhất chị em có thể tìm hiểu thêm tại đây.
0 Comment to "Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ như thế nào?"
Đăng nhận xét